Thị trường tài chính 24h: Cần thêm “chất xúc tác” để kéo thanh khoản tăng trở lại

Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 28/8: Không bán bằng mọi giá

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 5/12 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng trở lại 300.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 73,20 – 74,42 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 41,9 USD xuống 2.029,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục lên gần 2.040 USD USD trước khi lùi về gần 2.025 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,66 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 5/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.926 đồng/USD, giảm 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.090 – 24.430 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên trên 41.600 USD thì sang phiên hôm nay đã chững lại, nhưng đã tăng trở lại lên 41.700 USD/BTC.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,74 USD (+1,01%), lên 73,78 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,81 USD (+1,04%), lên 78,84 USD/thùng.

VN-Index điều chỉnh nhẹ

Sau phiên sáng giao dịch khá thận trọng và ảm đạm, thị trường bước vào phiên chiều đã tiếp diễn xu hướng này, chỉ khác là VN-Index giảm thêm đôi chút về gần 1.115 điểm và giằng co nhẹ cho đến khi đóng cửa.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 58,68 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 1.625,65 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 5/12: VN-Index giảm 4,52 điểm (-0,40%), xuống 1.115,97 điểm; HNX-Index tăng 0,03 điểm (+0,01%), lên 231,34 điểm; UpCoM-Index tăng 0,06 điểm (+0,07%), lên 86,02 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong phiên thứ Hai (4/12), khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước một loạt dữ liệu kinh tế trong tuần này có khả năng thay đổi về thời điểm về việc cắt giảm lãi suất của Fed vào đầu năm tới.

Các nhà giao dịch đã định giá khả năng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp vào tuần tới, thậm chí 59% đặt cược vào việc sẽ có đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên ngay từ tháng 3/2024, theo công cụ FedWatch của CME Group.

Kết thúc phiên 4/12: Chỉ số Dow Jones giảm 41,06 điểm (-0,11%), xuống 36.204,44 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 24,85 điểm (-0,54%), xuống 4.569,78 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 119,54 điểm (-0,84%), xuống 14.185,49 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã thúc đẩy một đợt xả mạnh cổ phiếu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,37% tại 32.775,82 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,82% xuống 2.343,16 điểm.

“Nhà đầu tư đã bán chốt lời các cổ phiếu công nghệ lớn. Những cổ phiếu này đã được mua mạnh trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Mỹ sụt giảm trước đó”, Naoki Fujiwara, nhà quản lý quỹ cấp cao tại Shinkin, cho biết Quản lý tài sản.

Hầu hết các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trên Nikkei 225 là các cổ phiếu liên quan đến chip, với Advantest giảm 6%, Tokyo Electron giảm 3,8% và Screen Holdings giảm 5%…

Đáng chú ý khác là cổ phiếu nhà cung cấp dịch vụ đám mây Sakura Internet tăng 13%, sau khi CEO Nvidia Jensen Huang cho biết một gã khổng lồ bán dẫn Mỹ sẽ làm việc với các công ty Nhật Bản để xây dựng các nhà máy trí tuệ nhân tạo.

Chứng khoán Trung Quốc giảm ngày thứ ba liên tiếp khi các nhà đầu tư vẫn lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm tới.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,67% xuống 2.972,30 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,90% xuống 3.394,26 điểm.

Chỉ số MSCI Trung Quốc giảm hơn 2%, trên đà đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 11/2022. Chỉ số này giảm nhanh sau khi Moody’s Investors Service cắt giảm triển vọng trái phiếu chính phủ Trung Quốc xuống mức âm.

Các nhà giao dịch cổ phiếu hôm thứ Ba đã xem xét dữ liệu cho thấy một thước đo tư nhân về hoạt động dịch vụ của Trung Quốc tiếp tục mở rộng trong tháng 11, sau khi số liệu chính thức vào tuần trước cho thấy cả hoạt động sản xuất và dịch vụ đều giảm trong tháng.

Theo đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) dịch vụ Caixin/S&P Global đã tăng lên mức cao nhất trong ba tháng là 51,5 điểm trong tháng 11 từ mức 50,4 điểm của tháng 10.

Các nhà phân tích nói rằng quy mô khảo sát và thành phần khác nhau của các công ty được khảo sát có thể giải thích sự khác biệt giữa Caixin và chỉ số PMI chính thức.

Chứng khoán Hồng Kông lao dốc, bị ảnh hưởng bởi đà bán tháo của một số cổ phiếu công nghệ, cũng như lo ngại của giới đầu tư về triển vọng kinh tế tại Đại lục.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,91% xuống 16.327,86 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,64% xuống 5.609,63 điểm.

Nhóm cổ phiếu bị bán tháo như Lenovo Group Ltd và NetEase Inc khi giảm 10,22% và 2,94%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi các nhà đầu tư thận trọng do lợi suất trái phiếu Mỹ quay trở lại đà tăng.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 20,67 điểm, tương đương 0,82% xuống 2.494,28 điểm.

Phiên này, các cổ phiếu công nghệ đã kéo KOSPI đi xuống nhiều nhất, với Samsung Electronics mất 1,93% và SK hynix giảm 3,97%.

Các công ty đóng tàu lớn đã đi xuống sau tin tức rằng Hàn Quốc đã rơi xuống vị trí thứ hai trong các đơn đặt hàng đóng tàu toàn cầu mới vào tháng 11.

Theo đó, cổ phiếu HD Hyundai Heavy Industries giảm 1,49% và HMM giảm 4,17%, Hanwha Ocean giảm 4,45%.

Kết thúc phiên 5/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 455,45 điểm (-1,37%), xuống 32.775,82 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 50,62 điểm (-1,67%), xuống 2.972,30 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 318,19 điểm (-1,91%), xuống 16.327,86 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 20,67 điểm (-0,82%), xuống 2.494,28 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

– Động lực dòng vốn xanh

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã chia sẻ góc nhìn về thực tế phát triển của tín dụng xanh tại Việt Nam cũng như những giải pháp để thúc đẩy dòng vốn xanh chảy mạnh hơn vào nền kinh tế..>> Chi tiết

– Ủy ban Chứng khoán thúc đẩy giải pháp ký quỹ trước giao dịch

Sáng 5/12, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương chủ trì cuộc họp với các doanh nghiệp, cơ quan liên quan để trao đổi giải pháp liên quan đến nội dung ký quỹ trước giao dịch..>> Chi tiết

– Dư tiền, thanh khoản vẫn “hụt hơi”

Tâm lý thận trọng của giới đầu tư do trải qua nhịp biến động mạnh của thị trường khiến thanh khoản sụt giảm trong những phiên gần đây. Cần thêm “chất xúc tác” mạnh để kéo thanh khoản tăng trở lại..>> Chi tiết

– VNDirect: Mức hợp lý của chỉ số VN-Index cuối năm 2023 là 1.140 – 1.150 điểm

Nhờ xu hướng phục hồi của EPS thị trường trong quý IV/2023 và mức P/E forward 2023 tương đương mức hiện tại, VNDirect cho rằng mức hợp lý của chỉ số VN-Index cuối 2023 là 1.140 – 1.150 điểm..>> Chi tiết

– BIS: Các ngân hàng trung ương vẫn chưa hoàn toàn chiến thắng được lạm phát

Theo báo cáo được công bố hôm thứ Hai (4/12), Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã nhấn mạnh rằng, các ngân hàng trung ương vẫn chưa thoát khỏi khó khăn mặc dù đã có những dữ liệu đáng khích lệ..>> Chi tiết

mạng Đầu Tư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *