PTKT Bài 72: Truncation có nghĩa là gì?

Đôi khi sóng thứ năm có thể yếu và kết thúc mà không chạm đến điểm cuối của sóng thứ ba. Tình huống này gọi là “truncation” (cắt đuôi) và ta có thể gặp phải nó ở sóng thứ năm của một sóng đẩy hay ở một đường xiên kết thúc. Việc xuất hiện cắt đuôi tại một vị thế của sóng thứ năm hoặc đường xiên dẫn đầu nếu có xảy ra thì cũng khá hiếm. Thông thường thì việc cắt đuôi xảy ra sau khi có sóng thứ ba mạnh thật sự.

Ví Dụ Thực Tế

Như bạn có thể thấy ở biểu đồ bên dưới, có một sóng đẩy hướng lên ở sóng ((i)) với phần mở rộng rất lớn ở sóng (iii). Sóng (iv) chấm dứt trong một mẫu hình phẳng (chúng ta sẽ khảo sát điều này ở các bài viết tiếp theo). Ngoài ra còn có một chuyển động giá năm sóng bắt đầu từ điểm kết thúc của sóng (iv) và theo sau đó là sự suy giảm. Do đó, sóng thứ năm ((i)) đã bị cắt đi.

Rất khó để nhận ra một tình huống cắt đuôi khi đếm sóng theo thời gian thực cho nên sẽ có một số mẹo. Ở hầu hết trường hợp, tình huống cắt đuôi xuất hiện ở các sóng đẩy có sóng thứ ba rất lớn, nên nếu ta kết luận rằng trường hợp đó nếu có xảy ra thì chúng ta phải thận trọng trước khả năng xảy ra thất bại ở sóng thứ năm.

Đồng thời cũng luôn có lựa chọn nếu ta có chuyển động giá năm sóng bắt đầu từ điểm kết thúc đối với sóng thứ tư, song thị trường lại không vượt quá điểm cuối của sóng thứ ba. Ở tình huống như thế này, chuyển động giá năm sóng có thể là sóng thứ nhất của sóng thứ năm hoặc có thể chính là sóng thứ năm.”

Điểm mấu chốt nằm ở những gì xảy ra đằng sau chuyển động giá năm sóng sau sóng thứ tư. Nếu ta có một sự thoái lui ba sóng ở tầm cục bộ thì có khả năng là sóng thứ năm sẽ được tiếp tục. Tuy vậy, nếu thay vào đó là sự xuất hiện của một chuyển động giá năm sóng thì chúng ta nên lưu ý khi gặp phải tình huống cắt ngắn ở sóng thứ năm.

Như ta có thể thấy ở biểu đồ tiếp theo, đôi khi chúng ta có thể gặp phải tình huống cắt ngắn ngay cả khi sóng thứ ba không lớn. Ở đây sóng ((3)) thì nhỏ hơn sóng ((1)), nhưng sóng ((5)) đã không thể phá vỡ mức đáy của sóng thứ ba. Trường hợp như thế thường xảy ra khi một xu thế lớn hơn đang yếu đi. Cũng nên nói rõ hơn là việc cố gắng xác định điểm cắt đuôi trong thời gian thực là rất rủi ro, do đó chúng ta có thể giả định điều đó xảy ra chỉ khi xuất hiện một chuyển động giá năm sóng theo hướng ngược lại.

Ta hãy chuyển sang ví dụ dưới đây mô tả một tình huống cắt đuôi nhỏ. Mức đỉnh của sóng ((v)) chỉ thấp hơn một chút so với điểm kết thúc của sóng ((iii)); sau đó là đến một sự suy giảm năm sóng giúp xác nhận rằng sự cắt đuôi đã diễn ra. Hãy chú ý đến thực tế là sóng ((iii)) đã quá dài, qua đó đã cho thấy khả năng xuất hiện sự cắt ngắn.

Ngoài ra, sóng thứ năm của mẫu hình đường xiên kết thúc cũng có thể bị cắt ngắn. Như bạn có thể đã biết, ở đa số trường hợp, các đường xiên kết thúc đều gồm có các đường zigzag, cho nên sóng thứ năm bị cắt ngắn của mẫu hình này có thể xuất hiện như một đường zigzag mà không phải là một chuyển động giá năm sóng như ở các sóng đẩy. Các đường xiên kết thúc thường bị cắt ngắn do tồn tại một logic tương tự như ở các sóng đẩy. Sóng thứ ba của một đường xiên được mở rộng thường dài hơn sóng thứ nhất, do đó thị trường đã cạn lực và sóng thứ năm đơn giản là không có đủ sức mạnh để chạm đến điểm kết thúc của sóng thứ ba.

Còn có một mẹo khác để nhận ra sự cắt đuôi ở các đường xiên mở rộng: do sóng thứ năm được coi là sóng zigzag nên sóng C của mẫu hình này có thể là một đường xiên kết thúc. Do đó, nếu điểm kết thúc của đường xiên ở sóng C của sóng thứ năm không chạm đến cực trị của sóng thứ ba thì sự cắt ngắn có khả năng xảy ra. Có thể thấy một ví dụ về tình huống này ở biểu đồ dưới đây. Có một sự thụt lùi khỏi phần trên của đường xiên dẫn đến một đợt giảm giá cực lớn.

Kết Luận

Sóng thứ năm của sóng đẩy và đường xiên kết thúc có thể bị cắt ngắn, song điều này không ảnh hưởng đến hình dáng của sóng thứ năm, vốn tạo thành như một sóng đẩy, một đường xiên trong sóng đẩy hay một sóng zigzag trong đường xiên. Sóng thứ năm của đường xiên dẫn đầu rất hiếm khi bị cắt đi. Dấu hiệu xác nhận cho sự cắt đuôi chính là chuyển động giá năm sóng theo hướng ngược lại.

CATEGORIES
TAGS

COMMENTS

Wordpress (0)
Disqus (0 )