PTKT Bài 16: Сhỉ báo CCI là gì
Chỉ số Kênh Hàng Hóa (CCI) là một chỉ báo kỹ thuật được phát triển bởi Donald Lambert vào năm 1980. Chỉ báo cho biết tình trạng quá mua/quá bán trên thị trường và giúp các nhà giao dịch đánh giá hướng đi, sức mạnh của một xu hướng cũng như phát hiện các xu hướng mới.
Cách thiết lập chỉ báo CCI
CCI nằm trong bộ chỉ báo mặc định của MetaTrader, vì vậy bạn không cần phải tiến hành tải về. Để thiết lập, nhấn “Insert”, chọn “Indicators”, “Oscillators” và bạn sẽ tìm thấy chỉ báo Kênh Hàng Hóa (CCI). Chỉ số này xuất hiện trong một cửa sổ riêng biệt dưới biểu đồ giá.

Biến động CCI phụ thuộc vào số chu kỳ hình thành chỉ báo. Khoảng thời gian càng nhỏ, chỉ báo càng biến động và thời gian nằm ngoài khoảng ±100 càng tăng. Chỉ báo CCI được cài đặt với 14 chu kỳ trong MetaTrader. Một thiết lập phổ biến khác là 20 chu kỳ.
Cách sử dụng Chỉ số Kênh Hàng Hóa
CCI đo lường sự chênh lệch giữa mức giá hiện tại và giá trung bình được ghi lại trước đó. Chỉ số giao động xung quanh đường trung tâm. Khi nó vượt trên mức 0, điều này đồng nghĩa với việc giá cao hơn mức trung bình ghi nhận trước đó. Ngược lại, khi chỉ số giao động dưới mức 0, giá sẽ đạt thấp hơn mức trung bình được ghi nhận.
Điều kiện thị trường quá mua/ uá bán
Như bạn có thể thấy, biểu đồ CCI được đánh dấu với các mức +100 và -100. Nếu chỉ báo tăng trên mức +100, điều đó có nghĩa là cặp tiền tệ giao dịch đang bị quá mua và xác suất điều chỉnh giảm cao. Khi CCI di chuyển từ mức dương hoặc gần bằng 0 đến -100, đây là dấu hiệu hình thành xu hướng giảm mới.
Sự sụt giảm dưới -100 thể hiện xu hướng giảm mạnh và thị trường rơi vào tình trạng quá bán. Khi chỉ số CCI đảo chiều từ mức âm hoặc gần bằng 0 và bắt đầu di chuyển lên ngưỡng +100, đây là dấu hiệu hình thành một xu hướng tăng.
Lưu ý rằng chỉ báo không có giới hạn trên hoặc dưới nhưng luôn có xu hướng trở về đường trung tâm hoặc mức 0. Do đó, hãy tham khảo các bài đọc trước để đánh giá mức độ giá đảo chiều. Điều này giúp tăng tính chủ quan trong đánh giá chỉ số.

Phân kỳ/Hội tụ
Phân kỳ xảy ra khi giá hình thành một mức đỉnh tối đa và CCI tạo một mức đáy thấp hơn. Nó có thể được xác nhận bởi một sự phá vỡ của CCI dưới mức 0 hoặc phá vỡ ngưỡng hỗ trợ trên biểu đồ giá. Ngược lại, sự hội tụ xảy ra khi giá hình thành đáy thấp hơn và CCI tạo mức đỉnh thấp hơn. Nó có thể được xác nhận bởi một CCI phá vỡ trên mức 0 hoặc phá vỡ kháng cự trên biểu đồ giá.

Kết luận
Cũng giống như các chỉ số kỹ thuật khác, CCI có những nhược điểm nhất định. Ngoài yếu tố chủ quan mà chúng tôi đã đề cập trước đó, cần lưu ý rằng chỉ báo này di chuyển chậm hơn so với biến động của giá. Do đó, sẽ có độ trễ trong tín hiệu hoặc hình thành các tín hiệu gây nhiễu. Để giải quyết vấn đề này, hãy sử dụng CCI cùng với các phân tích biến động giá cũng như các chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận hoặc từ chối tín hiệu.