PTKT Bài 69: Phân tích Sóng Elliott
Phân tích Sóng Elliott là gì?
Có thể bạn đã nghe nói về sóng Elliott hay thậm chí đã thấy con số đếm loại sóng này. Đó là do ngày nay phương pháp phân tích sóng Elliott đã trở thành một trong các phương pháp dự báo thị trường tài chính phổ biến nhất. Vì sao? Theo kinh nghiệm của chúng tôi, Nguyên Tắc Sóng Elliott là công cụ duy nhất có thể phân loại chuyển động giá trên mọi khung thời gian từ biểu đồ hàng tháng hay thậm chí hàng năm đến chỉ những giai đoạn nhỏ chừng 1 phút trong ngày. Ví dụ, bạn có thể giao dịch trên các biểu đồ trong ngày, song đồng thời lại có được cái nhìn tổng thể hơn. Nói một cách đơn giản, sóng Elliott chính là điều cốt yếu của thị trường. Ở các bài viết sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn về Nguyên Tắc Sóng Elliott. Giờ ta hãy bắt đầu tìm hiểu.
Ai là tác giả của lý thuyết này?
Chúng ta cần biết ơn nhà kinh tế học và kế toán viên Ralph Nelson Elliott (1871 – 1948). Ông đã xuất bản cuốn ‘Nguyên Tắc Sóng’ vào năm 1938 và sau đó là cuốn sách thứ hai ‘Quy Luật Tự Nhiên – Bí Mật Của Vũ Trụ’ vào năm 1946. Elliott đã mô tả về các mẫu hình được hình thành liên tục trên thị trường dựa theo các quy luật được xác lập rất rõ ràng.
Chúng ta cũng cần cảm ơn Robert R. Prechter Jr. và A.J. Frost vì đã cho ra đời cuốn ‘Nguyên Tắc Sóng Elliott: Chìa Khóa Nắm Vững Hành Vi Thị Trường’ là căn cứ cơ bản cho các quy tắc và hướng dẫn ngày nay. Hơn nữa, vào năm 2006 cuốn sách tuyệt vời ‘Mã Elliott’ của D.V. Vozny cũng đã được xuất bản. Thật không may đối với nhiều độc giả trên khắp thế giới khi cuốn sách này được viết bằng tiếng Nga.
Khởi đầu của hành trình
Loạt bài này lấy cơ sở là hai cuốn sách kể trên. Bất kỳ quy luật hay hướng dẫn nào trong các bài viết cũng đều phù hợp với các quy tắc được nêu trong hai ấn phẩm này. Và xin cứ yên tâm vì tôi sẽ không chỉ thuật lại hai cuốn sách này mà thực tế là tôi sẽ chỉ cho bạn về Nguyên Tắc Sóng Elliott và chia sẻ kinh nghiệm bản thân. Hầu hết các ví dụ sẽ lấy từ thị trường thực tế. Chúng tôi cũng sẽ phân tích một số trường hợp chưa được đề cập ở hai cuốn sách này, song bạn có thể tìm thấy chúng trên các biểu đồ.
LEGO của thị trường
Trong Nguyên tắc sóng Elliott có hai khái niệm chính: sóng xung động (impulse-tức các chuyển động giá gồm 5 sóng) và sóng hiệu chỉnh (tức các chuyển động giá gồm ba sóng). Chúng ta sẽ quay trở lại điều này ở các bài viết tiếp theo, để bạn thấy rằng chỉ có một khối LEGO chính là xung động. Nhưng hiện tại chúng ta hãy tập trung vào hai loại sóng này.
Hãy xem biểu đồ bên dưới. Bạn có thể thấy rằng có 5 sóng giảm – đó là một xung động sóng (có một số trường hợp chúng ta có thể có đợt điều chỉnh 5 sóng mà tôi sẽ mô tả ở phần sau). Còn có 3 sóng tăng mà ta có thể xem như một sự điều chỉnh. Được rồi, chúng ta vừa tìm thấy một sóng xung động và một sóng hiệu chỉnh, vì vậy đã đến lúc có cái nhìn tổng thể hơn.

Biểu đồ tiếp theo sẽ đếm số sóng thực tế mà tôi đã đăng trong bài phân tích của mình. Sự suy giảm có khả năng xảy ra ở sóng thứ ba của một xung động đi xuống trong khi sự dội lại lên trên có thể là sóng thứ tư.

Vậy, chúng ta có thể đi đến kết luận sau: không có sóng nào có thể tách biệt với các sóng khác. Nguyên Tắc Sóng Elliot cũng giống như một bộ búp bê Nga (Matryoshka). Mỗi con sóng là một phần của sóng khác, song bản thân mỗi con sóng cũng bao gồm nhiều con sóng nhỏ hơn. Việc này xảy ra ở các khung thời gian từ cao đến thấp.
Và điều này khiến Nguyên Tắc Sóng Elliot khác biệt so với các kỹ thuật phân tích thị trường khác. Phần lớn các phương pháp phân tích kỹ thuật đều tập trung vào các mô hình và tín hiệu vốn tồn tại tách biệt với nhau. Sức mạnh của Nguyên Tắc Sóng Ellliot nằm ở chính khả năng giúp nhìn thấy tổng thể thay vì một hoàn cảnh riêng lẻ.
Nghĩ về các cơ hội
Có thể bạn đã từng nghe rằng nếu vận dụng Nguyên Tắc Sóng Elliot vào giao dịch, bạn sẽ bắt gặp nhiều hơn một đợt sóng có thể xảy ra. Thường thì bạn có một vài tình huống khả dĩ đôi khi mâu thuẫn với nhau. Đây là điều thú vị nhất về Nguyên Tắc Sóng Elliot bởi nó cũng giống như việc chơi cờ vua.
Nếu mấy chỉ báo “linh thiêng” kia khuyên bạn mua vào hoặc bán ra thì bạn sẽ không suy xét điều bạn sắp làm nếu có vấn đề xảy ra. Với Nguyên Tắc Sóng Elliot, bạn sẽ cố gắng nhận ra các hành động giao dịch tùy thuộc vào số đợt sóng đang có. Đó là kỹ năng cốt lõi của một trader thành công.
Các ví dụ thực tế
Hãy xem xét một số câu chuyện có thật. Ví dụ đầu tiên là chỉ số DJI. Vào tháng 9/2016, chỉ số này đạt mức cao lịch sử và tôi đã đăng lên một đợt sóng tăng giá khá mạnh với kỳ vọng thị trường sẽ tăng mạnh hơn nhiều bởi sóng thứ năm còn lâu mới kết thúc.

Vài tháng sau thị trường còn tăng cao hơn nữa, nhưng tôi vẫn lạc quan. Kỳ vọng này dựa trên một vài điều trong Nguyên Tắc Sóng Elliot mà chúng ta sẽ sớm tìm hiểu, song hiện tại bạn có thể thấy nó hoạt động ra sao.

Vậy là xu hướng vẫn đang tăng giá và bạn có thể xem số sóng hiện tại ở bên dưới.

Câu chuyện thứ hai là cặp USD/TRY. Vào tháng 10/2016, sóng thứ tư có vẻ đã kết thúc như hình tam giác, do đó tôi đã kỳ vọng vào một sóng xung làm tăng giá khác xuất hiện trong vài tháng tới.

Sau đó có một đợt điều chỉnh giảm giá mà cuối cùng cũng kết thúc, cho nên xu hướng tăng giá vẫn tiếp tục như kỳ vọng.

Cuối cùng, vào tháng 4/2018 đã có thêm một thời điểm tăng giá do sóng 4 có khả năng kết thúc. Do đó, thị trường lại càng lên cao hơn nữa.

Lời kết
Các có các ví dụ không hay. Tuy vậy, khi nói về giao dịch thì quan trọng nhất là bạn sẽ làm gì khi thị trường đang đi theo xu hướng dựa trên số đếm sóng của bạn. Do đó chúng ta có thể dùng Nguyên Tắc Sóng Elliot như một công cụ tuyệt vời để phát hiện các cơ hội trên thị trường.
Ngoài ra, bạn cũng không bắt buộc phải giao dịch bất kỳ số đếm sóng nào mà bạn đã gắn nhãn hay vừa thấy được trên web. Bạn chỉ nên giao dịch các số đếm sóng tốt nhất khi bạn chớp được thời cơ để mở giao dịch. Nói cách khác, bạn nên chờ đợi thời cơ như thợ săn trong rừng. Và khi đã thấy được cơ hội thì hãy cố hết sức để giao dịch thành công nhất có thể.
Đó mới chỉ là khởi đầu. Ở các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu về các quy tắc và hướng dẫn cụ thể hơn về Nguyên Tắc Sóng Elliot.
Nguồn FBS