
Khuyến nghị đầu tư ngày 04/03/2022
DPR: CHỜ MUA Kết quả năm 2021, doanh thu đạt 1,215 tỷ đồng (tăng 6.8% YoY). Lợi nhuận sau thuế đạt 491 tỷ đồng (tăng 132% YoY) nhờ sản lượng và giá bán cao su duy trì ở mức cao, bên cạnh lợi nhuận khác 226 tỷ đồng chủ yếu đến từ tiền đền bù chuyển đổi đất BĐS KCN. Triển vọng 2022 tích cực với mảng cao su cốt lõi và sự bổ sung nguồn thu nhập từ đền bù đất giai đoạn 2022-2023.
DQC: CHỜ MUA Doanh thu 2021 đạt 734 tỷ đồng (-22% YoY) do ảnh hưởng của dịch COVID nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 24 tỷ đồng (+49% YoY) nhờ biên lợi nhuận gộp được cải thiện và doanh thu tài chính tăng. Tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn tích cực với dự án nhà máy công nghệ cao mới vận hành từ cuối 2020. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, giá cổ phiếu đã tăng mạnh trong 1 tháng trở lại đây và thị trường đang ở vùng rủi ro. Nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi để cân nhắc thời điểm giải ngân cho phù hợp.
DXG: CHỜ MUA Công ty mới đây đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quy mô 152 ha ở Đồng Nai với tổng mức đầu tư 12,500 tỷ đồng. Công ty cũng đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu 4,000 tỷ đồng để góp thêm vốn vào công ty con Bất động sản Hà An. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang phục hồi mạnh mẽ, quỹ đất lớn và lượng tiền mặt lớn từ các đợt huy động vốn sẽ tạo điều kiện cho DXG tăng trưởng trong dài hạn.
HPG: CHỜ MUA Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng tháng 2/2022 của HPG tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ, đạt 450 nghìn tấn (bằng ~2.3 lần tháng 1/2021). Trong đó, sản lượng thép xây dựng xuất khẩu đạt 60 nghìn tấn (~2 lần cùng kỳ). Công ty cho biết đã nhận đơn hàng xuất khẩu đến tháng 05/2022 với tổng sản lượng 720 nghìn tấn. Với việc thị trường có nhiều tín hiệu khả quan, dự kiến sản lượng thép xây dựng HPG có thể tăng trưởng 20% so với cùng kỳ, qua đó duy trì kết quả kinh doanh tích cực, dù biên lợi nhuận khó đạt mức cao như năm 2021.
NLG: CHỜ MUA Doanh thu và LNST 2021 đạt lần lượt 5,206 tỷ đ (+135% YoY) và 1,071 tỷ đ (+28% YoY) nhờ vào việc (1) bàn giao các dự án Akari, Waterpoint,… và (2) ghi nhận lợi nhuận lợi nhuận tài chính từ giao dịch mua rẻ và hợp nhất kinh doanh. Tiềm năng tăng trưởng trong trung – dài hạn tích cực nhờ sở hữu và khai thác quỹ đất gần 700 ha. Doanh nghiệp có năng lực triển khai dự án tốt, tình hình tài chính lành mạnh. Ngày 18/3/2022 là ngày chốt danh sách cổ đông để tham dự ĐHCĐ thường niên 2022.
PTB: CHỜ MUA Năm 2021, công ty đạt doanh thu 6,553 tỷ đ (tăng 111% YoY) và lợi nhuận trước thuế đạt 650 tỷ đ (tăng 141% YoY. Tình hình sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ tăng trưởng tích cực trong năm 2022 khi tháng 1/2022, tổng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta đạt 1.5 tỷ USD (tăng 14% so với cùng kỳ năm trước) và dự kiến trong cả năm 2022 tăng 30%. Tình hình tài chính ổn định (D/E~0.8x).
VCG: CHỜ MUA Chính sách đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ dự kiến góp phần thúc đẩy hoạt động xây lắp cùa VCG trong giai đoạn tới, với nhiều dự án lớn như gói thầu XL04 Vĩnh Hảo – Phan Thiết (3,225 tỷ đồng), gói thầu 03-XL Phan Thiết – Dầu Giây (2,300 tỷ đồng), gói thầu 14-XL Đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 (2,498 tỷ đồng), … Tiềm năng trong dài hạn đến từ dự án Cát Bà Amatina (quy mô 172 ha, tổng mức đầu tư ~11,000 tỷ đồng), một trong những dự án quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của tập đoàn Vinaconex trong giai đoạn 2022-2025.
VPB: CHỜ MUA Mặc dù tăng trưởng kinh doanh trong nửa đầu năm 2022 dự kiến sẽ chưa thật sự khởi sắc do nền so sánh cùng kỳ 2021 cao và các khoản nợ xấu bắt đầu hiện lên trên bảng cân đối kế toán, chúng tôi đánh giá áp lực trích lập dự phòng sẽ giảm bớt nhờ VPB đã mạnh tay xử lý trong 6 tháng cuối năm 2021. Động lực tăng giá cổ phiếu có thể đến từ câu chuyện bán vốn chiến lược cho đối tác nước ngoài khi SMBC đã chấm dứt quan hệ đối tác chiến lược với EIB và chuẩn bị sẵn sàng cho thương vụ với VPB, kỳ vọng thực hiện ngay trong nửa đầu năm 2022.
VRE: CHỜ MUA Trong Q4/2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty lần lượt là 1,367 tỷ đồng (giảm 58% YoY) và 122 tỷ đồng (giảm 87% YoY) do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn khả quan nhờ chiếm thị phần số 1 về cho thuê trung tâm thương mại tại Việt Nam. Bên cạnh đó tình hình tài chính lành mạnh với tỷ lệ nợ vay thấp 0.1x và tiền mặt dồi dào đủ để hoạt động trong vòng 1 năm tài chính.
SGR: CHỜ BÁN Doanh thu năm 2021 đạt 42 tỷ đồng (-45%yoy) và LNST đạt 46 tỷ đồng (-56%yoy) do hoạt động kinh doanh bất động sản giảm mạnh trong năm. Tiến độ triển khai và mở bán các dự án BĐS chậm và có quy mô tương đối nhỏ (dưới 1 ha). Định giá kém hấp dẫn với P/E cao ở mức ~53.x. Lưu ý: cổ phiếu có thanh khoản thấp.
TSC: CHỜ BÁN Lũy kế năm 2021 doanh thu và LNST đạt tương ứng 517 tỷ đồng (+12.5%yoy) và 132 tỷ đồng (+650%yoy) chủ yếu nhờ doanh thu tài chính trong Q2/2021. Triển vọng tăng trưởng trong dài hạn chưa rõ ràng do: 1) sản phẩm đa dạng nhưng nhiều mặt hàng có biên lợi nhuận thấp; 2) chiến lược tái cơ cấu dòng sản phẩm cần thời gian để triển khai và đánh giá hiệu quả; và 3) chưa có kế hoạch cụ thể để mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất.
Nguồn TCBS